Nấm Candida âm đạo là gì? Nó có nguy hiểm không? Đặc điểm và biến chứng của bệnh nấm Candida âm đạo đối với sức khỏe và khả năng sinh sản ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết của Samla để tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này.
Nấm Candida là gì?
Nấm Candida là một loại nấm xuất hiện ở âm đạo phụ nữ, trong môi trường âm đạo cân bằng nấm sẽ không gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ pH, lớp bảo vệ bị phá vỡ và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết nấm phụ khoa
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida rất đa dạng. Ở mức độ nhẹ thì không biểu hiện rõ, vì vậy chị em cần thăm khám phụ khoa thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Qua nghiên cứu chúng tôi tìm được một số dấu hiệu phổ biến sau ở các bệnh nhân nhiễm nấm Candida
- Vùng âm đạo bị tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn
- Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôi
- Có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục
- Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ
- Khí hư ra nhiều
- Đi tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu buốt có thể gặp đau đớn khi đi tiểu
- Nếu ở mức độ nặng thì âm hộ, môi bé, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.
Biến chứng của bệnh nhiễm nấm âm đạo
Theo thống kê, khoảng 80% chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ bị viêm âm đạo do nấm Candida. Bệnh điều trị khá dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên lại dễ tái phát nhiều lần nếu không biết vệ sinh vùng kín đúng cách
Viêm âm đạo do nấm Candida ngoài những biểu hiện ngứa ngáy, tiết dịch, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý và sinh hoạt thường ngày, khiến chị em phụ nữ mất tự tin khí làm việc, cùng như trong đời sống tình dục… Đặc biệt nếu tình trạng kéo dài và không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn huyết, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến chức năng mang thai và sinh đẻ hoặc những bệnh phụ khoa nghiêm trọng khác. Do đó chúng ta cần phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời cho căn bệnh này.
Phát hiện nấm Candida phụ khoa
Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên tới khám bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và thăm khám tốt nhất. Nếu có vấn đề về phụ khoa, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số kỹ thuật để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay phương pháp thường được sử dụng là:
- Xét nghiệm soi tươi,
- Nhuộm soi dịch âm đạo để tìm nấm Candida âm đạo
Mẫu bệnh phẩm là dịch âm đạo được lấy khi soi cổ tử cung hoặc dùng que tăm bông ngoáy sâu vào vùng âm đạo. Dịch sau khi lấy sẽ được phết ra lam kính hoặc để cả que tăm bông chuyển về phòng xét nghiệm. Tại phòng thí nghiệm, các nhân viên xét nghiệm sẽ tiến hành các kỹ thuật soi tươi với NaCl và nhuộm Gram để nhằm phát hiện nấm và đánh giá được mức độ của nhiễm bệnh.
Xét nghiệm này được thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Sau khoảng 90 phút là bạn đã nhận được kết quả. Nếu có bất thường các bác sĩ sẽ tư vấn cặn kẽ và có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm mang lại hiệu quả điều trị kịp thời, tốt nhất cho căn bệnh này
Phòng ngừa nhiễm nấm phụ khoa
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ. Rửa theo nguyên tắc từ trước ra sau và không ngược lại.
- Không nên thụt rửa, chọc sâu vào âm đạo; nếu không sẽ khiến âm đạo dễ bị trầy xước, mất đi lớp bảo vệ tự nhiên.
- Không sử dụng các chất kích thích mạnh ở âm đạo như xà phòng, chất khử mùi,… Chúng không chỉ gây kích ứng mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của âm đạo.
- Thay đổi quần lót 3 tháng 1 lần , sử dụng những quần lót có chất vải thoáng mát, thông thoáng.
- Quan hệ tình dục an toàn (1 vợ – 1 chồng), không quan hệ nhiều bạn tình
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su.
- Kiểm soát tốt đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ.
Ngày nay kiến thức về sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ còn kém. Một số do tâm lí ngại một số do chủ quan mà đánh mất giai đoạn chữa bệnh nấm Candida kịp thời. Vì vậy mỗi người phụ nữ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cũng như kĩ năng để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình. Hãy theo dõi Samla để có những kiến thức chính xác về sức khỏe.