Chu kỳ kinh nguyệt ngắn phần nào cũng phản ánh về tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân, chị em cần chú ý và điều trị kịp thời tránh nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày cuối cùng trước khi bắt đầu có kinh trong chu kỳ tiếp theo. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, vòng kinh thường sẽ rơi vào khoảng 28 đến 32 ngày, đôi khi có thể chậm hay sớm hơn 3 đến 5 ngày.
Khi chu kỳ kinh nguyệt có 20 ngày hoặc thấp hơn thì được coi là vòng kinh sớm hay còn gọi là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt ngắn.
Một người có chu kỳ kinh nguyệt ngắn cố định hàng tháng thì không đáng ngại. Tuy nhiên nếu trước đây có kinh nguyệt đều mà đột nhiên vòng kinh bị ngắn đi thì phải lưu ý tìm hiểu nguyên nhân gây ra, điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh nguyệt ngắn
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là một hiện tượng rối loạn nội tiết tố và kháng insulin. Không phổ biến nhưng chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể là do buồng trứng đa nang gây ra: Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chậm kinh, rong kinh, vòng kinh ngắn, nổi mụn, tăng cân khó kiểm soát,…
Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng là tình trạng suy giảm về chức năng hoạt động của buồng trứng. Nếu buồng trứng hoạt động không theo một cơ chế tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Do mắc các bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp là nơi sản xuất và tiết ra các loại hormone trong cơ thể, giúp các cơ quan duy trì hoạt động bình thường. Khi phụ nữ mắc các bệnh cường giáp sẽ bị rối loạn nội tiết do lượng hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều. Vậy nên chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng và vòng kinh sớm có thể xảy ra.
Sử dụng thuốc tránh thai
Phụ nữ nếu dùng thuốc tránh thai hay phương pháp ngừa thai sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng vòng kinh ngắn. Khi sử dụng thuốc tránh thai, đồng thời sẽ đưa một lượng hormone sinh dục nữ vào cơ thể với mục đích ngăn ngừa quá trình thụ thai diễn ra. Điều này sẽ gây tác dụng phụ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh có thể đến sớm hoặc muộn, màu sắc và lượng máu cũng có thể thay đổi.
Do dùng một số thuốc điều trị bệnh
Bên cạnh thuốc ngừa thai, một số thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc uống chống trầm cảm, thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp hay thuốc giảm đau,… đều có thể gây ra một số tác dụng phụ làm rối loạn kinh nguyệt.
Do sẹo trong tử cung
Sẹo trong tử cung là hiện tượng gặp đối với những phụ nữ phá thai nhiều lần hoặc điều trị một số căn bệnh về phụ khoa. Đây là một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường.
Tập thể dục bình thường
Luyện tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần phải có kế hoạch tập luyện phù hợp. Nếu phụ nữ tập luyện thể thao quá độ sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần bị áp lực vì hoạt động thể chất quá nhiều. Điều này có thể vô tình dẫn đến tình trạng căng thẳng, về lâu dài sẽ gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như vòng kinh ngắn.
Biện pháp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt
Để cải thiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn bất thường, chị em cần chú ý một số lời khuyên từ chuyên gia, bác sĩ như sau:
Điều chỉnh lối sống lành mạnh
- Thực hiện khám phụ khoa định kỳ, liên hệ hỏi bác sĩ khi chu kỳ kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường.
- Chú ý ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya thường xuyên vì sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và có thể gây ra nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe.
- Chế độ ăn uống phù hợp, điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các chất dầu mỡ.
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên tránh vận động quá sức
- Tìm hiểu kỹ về các phương pháp tránh thai, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dùng sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ. Khi có một dấu hiệu bất thường nào về chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần chú ý quan sát theo dõi và điều trị kịp thời.
Việc dùng sản phẩm phụ khoa điều hòa kinh nguyệt một cách bừa bãi không cần hỏi ý kiến bác sĩ sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Từ đó ảnh hưởng tới không tốt tới sức khỏe. Vậy nên, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sản phẩm điều hòa kinh nguyệt.