Nấm Candida âm đạo là nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa của rất nhiều chị em phụ nữ. Đây là tình trạng chung và là nỗi ám ảnh mà không phải ai cũng biết cách để giải quyết. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu không biết cách phòng tránh và ngăn ngừa thì bệnh sẽ phát triển và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Bài viết dưới đây của Samla sẽ mách bạn cách phòng ngừa viêm âm đạo do nấm.
Viêm âm đạo do nấm Candida là gì?
Nấm Candida là một loại nấm men có kích thước khoảng 2-5 micromet. Loại nấm này phát triển và sống trong môi trường âm đạo, đặc biệt khi pH âm đạo bị thay đổi. Những người có nguy cơ nhiễm nấm Candida âm đạo cao như người thường xuyên sử dụng kháng sinh, phụ nữ có thai vào cuối kì, thay đổi độ PH hay những người mắc bệnh tiểu đường…
Nhiễm nấm Candida âm đạo thường gây nên những triệu chứng khó chịu như: Ngứa ngáy âm đạo , đau rát, sưng tấy âm đạo, âm hộ, nổi mụn xung quanh bộ phận sinh dục, đau khi quan hệ tình dục. Theo thống kê, tầm 75% phụ nữ trên thế giới sẽ bị nhiễm nấm Candida ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Ngoài ra, bệnh còn có nguy cơ tái phát rất cao và dễ dàng bị nhiễm nhiều lần trong cuộc đời.
Những triệu chứng khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo
Để biết được cách phòng ngừa nhiễm nấm Candida âm đạo, chúng ta cần phải nhân ra các triệu chứng của nó. Cũng giống như các bệnh lý phụ khoa khác, viêm âm đạo do nấm gây ra các triệu chứng tương tự. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ hoặc đến ngày các cơ sở y tế để kiểm chứng. Những triệu chứng lâm sàng mà nữ giới thường gặp khi nhiễm nấm âm đạo như:
- Khí hư bất thường: Khí hư có màu trắng đục hoặc xanh, đi kèm với nổi bọt, vón cục hoặc bám thành từng mảng. Ngoài ra còn dính máu vào cuối ngày.
- Vùng âm đạo, âm hộ thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu nhiều lần.
- Nóng rát vùng kín.
- Có thể đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Đau khi quan hệ tình dục và ra máu thường xuyên.
- Trong nhiều trường hợp, người nhiễm nấm Candida có thể sưng tấy, phù nề các bộ phận xung quanh âm đạo.
- Ngoài ra, khi bị nhiễm các bệnh phụ khoa khác cũng có thể đi kèm với nhiễm nấm Candida âm đạo.
Hậu quả khi bị nhiễm nấm Candida
Nấm Candida thường phát triển và gây nên nhiều bệnh tại miệng, thực quản, đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục. Đặc biệt, khi để bệnh tái phát và nhiễm trùng vào máu sẽ gây nhiều nguy hại đến sức khỏe của cơ thể.
Nấm âm đạo tái phát nhiều lần sẽ mất khả năng phục hồi, có mủ xuất hiện. Mủ bắt đầu lan ra khắp cơ thể qua đường máu. Kết quả là, hình thành các trung tâm mới của nhiễm trùng cơ thể và ký sinh tại các bộ phận như miệng, thực quản, ruột. Nếu chúng gây nên các bệnh về nấm Candida cùng một lúc, rất khó để chữa trị. Dạng mãn tính đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bởi khả năng lây nhiễm cho thai nhi là cực kỳ cao.
Nếu bệnh nhiễm nặng vào máu sẽ có biểu hiện như xuất hiện những đốm màu đỏ hoặc màu trắng. Những đốm này thường ngứa, rát, đôi khi có thể sưng lên. Nếu không hiểu về bệnh, nhiều người sẽ nhầm lẫn đến các loại bệnh ngoài da khác. Vì vậy khi nhân biết được loại bệnh này, bạn cần liên hệ và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám bởi các bác sĩ.
Cách phòng ngừa nhiễm nấm Candida âm đạo
Viêm âm đạo do nấm Candida có thể gây tái phát nhiều lần và thật nguy hiểm khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy, ngay từ lúc đầu, chị em cần chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân. Rèn luyện thói quen sinh hoạt là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm nấm hiệu quả:
1. Giữ vệ sinh vùng kín
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ. Rửa theo nguyên tắc từ trước ra sau và không ngược lại.
- Không nên thụt rửa, chọc sâu vào âm đạo; nếu không sẽ khiến âm đạo dễ bị trầy xước, mất đi lớp bảo vệ tự nhiên.
- Không sử dụng các chất kích thích mạnh ở âm đạo như xà phòng, chất khử mùi, các loại sữa tắm có độ axit cao. Chúng không chỉ gây kích ứng mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của âm đạo.
- Thay đổi quần lót 3 tháng 1 lần , sử dụng những quần lót có chất vải thoáng mát, thông thoáng.
2. Thói quen sinh hoạt hợp lý
- Quan hệ tình dục an toàn (1 vợ – 1 chồng), không quan hệ nhiều bạn tình
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
3. Bảo vệ sức khỏe miễn dịch
- Kiểm soát tốt đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
- Nếu bị nhiễm nấm Candida âm đạo tái phát nhiều lần thì việc điều trị chưa triệt để. Loại nấm này lây qua đường tình dục, vì vậy khi điều trị cần kết hợp điều trị cho cả bạn tình.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ.
Nấm Candida thường tấn công vào nữ giới có cơ địa suy giảm miễn dịch. Hay những người sử dụng các loại thuốc làm giảm hoocmon hay có nhiều bệnh lý nội khoa. Vì vậy, chủ động thăm khám và sàng lọc bệnh vùng kín khi có những dấu hiệu bất. Nếu bạn muốn hiểu rõ và cần thông tin tư vấn hãy liên hệ ngay với Samla để được giải đáp tốt nhất nhé!