Nấm Candida Albicans là loại nấm gây bệnh phổ biến trên cơ thể người. Nhất là các bệnh về phụ khoa như viêm âm đạo gây khó chịu cho chị em phụ nữ. Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida có những biểu hiện như thế nào? Viêm âm đạo do nấm candida có dễ điều trị dứt điểm không? Hãy cùng Samla tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh gì?
Nấm Candida Albicans là loại nấm men ở đường tiêu hóa hay âm đạo của phụ nữ. Nấm có kích thước từ 2-5 micromet, hình bầu dục hoặc hình tròn. Ở người bình thường, nấm Candida hoạt động 39% ở âm đạo, 38% ở ruột, 30% ở vùng niêm mạc miệng, 17% trong phế quản.
Nấm Candida luôn luôn có trong cơ thể và nó hoàn toàn không gây hại khi cơ thể khỏe mạnh và môi trường axit vùng kín cân bằng. Tuy nhiên, nấm Candida rất dễ mắc phải. Bởi khi cơ thể có độ PH thấp, thường xuyên uống thuốc kháng sinh, hay bị tiểu đường, phụ nữ có thai,… khiến môi trường axit mất cân bằng thì sẽ khiến nấm Candida phát triển mạnh và gây viêm nhiễm vùng kín.
Dấu hiệu mắc viêm âm đạo do nấm Candida
Những triệu chứng lâm sàng cho thấy chị em có thể bị nhiễm nấm Candida âm đạo như:
- Dịch âm đạo ra nhiều bất thường và thường có màu trắng, bị vón cục thành mảng dày, không có mùi hôi.
- Vùng âm đạo bị ngứa ngáy, đau rát, tấy đỏ rất khó chịu. Nếu gãi có thể khiến nấm lan tới vùng hậu môn và bẹn.
- Gây đau khi tiểu, tiểu khó, tiểu nhiều lần.
- Trường hợp nặng, sẽ gây sưng tấy, đỏ, phù nề môi lớn, môi bé âm hộ.
- Gây đau và khó khăn khi quan hệ tình dục.
Lưu ý: Không chỉ chị em bị nấm Candida đau đớn khi quan hệ tình dục, nam giới quan hệ với người bị nấm Candida có thể bị viêm quy đầu: đỏ, ngứa quy đầu và ra chất nhầy trắng chỉ sau vài phút hoặc vài giờ sau khi quan hệ. Tuy nhiên, triệu chứng này ở phái nam có thể biến mất sau khi vệ sinh, rửa sạch vùng kín.
Nguyên nhân dẫn đến nấm Candida âm đạo
50% phụ nữ từng mắc viêm âm đạo do nấm Candida ít nhất một lần trong đời. Đây là căn bệnh phụ khoa rất dễ mắc phải, cũng bởi nguyên nhân nhiễm nấm Candida rất đơn giản như:
- Do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
- Do vệ sinh vùng kín quá mạnh, sâu, gây tổn thương âm đạo
- Do nồng độ estrogen tăng
- Mặc quần áo chật, bí hoặc đồ còn ẩm ướt.
- Hệ miễn dịch cơ thể suy giảm
- Đang điều trị bệnh phải dùng kháng sinh, steroid.
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ bị tiểu đường
- Người đang điều trị ung thư, hóa trị, xạ trị
- Do quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, quan hệ bừa bãi
Cách điều trị bệnh nấm Candida vùng kín
Phác đồ điều trị viêm âm đạo do nấm Candida sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của người bệnh sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Hiện nay, các phương pháp trị nấm Candida âm đạo chủ yếu là kết hợp dùng thuốc uống, thuốc đặt và thuốc bôi.
- Thuốc uống trị viêm âm đạo là những loại thuốc có thành phần kháng viêm, giúp ức chế và tiêu diệt nấm, đồng thời ngăn ngừa sự lây lan của nấm như: Fluconazol, Sporal, Diflazon, Sanuzo, Canditral.
- Thuốc đặt âm đạo như: Clotriamazole, Econazole, Mikopenotran, Canesten, Gyno-pevaryl, Lomexin,…
- Thuốc bôi âm đạo: Miconazole, Clotrimazole, Gentian,…
Lưu ý: Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên mua theo liều dùng và hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa.
Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo Candida
Bệnh nấm Candida âm đạo khó điều trị dứt điểm và có thể tái phát nhiều lần. Vì vậy, người bệnh cần kết hợp điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt tốt hơn để phòng ngừa tái nhiễm nấm:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Sử dụng đồ lót thoáng mát và thay mới đồ lót định kỳ 3-6 tháng một lần.
- Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su.
- Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết
- Không sử dụng hóa chất tẩy rửa âm đạo như: xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo,…
- Đi thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện vào điều trị bệnh kịp thời.
- Nấm Candida có thể lây qua đường tình dục, vì vậy cần kết hợp điều trị cho cả bạn tình.
Để phòng ngừa, kiểm soát và điều trị dứt điểm viêm âm đạo do nấm Candida chị em nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và khi vùng kín có dấu hiệu bất thường để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.