Nấm Candida âm đạo là một nỗi lo rất lớn của nhiều chị em phụ nữ. Đây là loại bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của con người như suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vậy nấm Candida là gì? Nguyên nhân dẫn đến bị nhiễm nấm Candida âm đạo? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những câu hỏi của các bạn.
Nhiễm nấm Candida âm đạo – nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ
Nấm Candida âm đạo là một loại nấm rất dễ kí sinh và sống ở môi trường âm đạo phụ nữ. Loại bệnh này một trong những bệnh thường gặp trong phụ khoa. Candida là một loại nấm men có kích thước nhỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục. Theo số liệu của các chuyên gia y tế, loại nấm này tìm thấy ở khoảng 39% ở âm đạo. Sự phát triển của nấm candida trong âm đạo sẽ khiến cho âm hộ tiết dịch, ngứa dữ dội.
Theo thống kê, tầm 75% phụ nữ trên thế giới sẽ bị nhiễm nấm Candida ít nhất 1 lần trong cuộc đời của họ. Ngoài ra, bệnh còn có nguy cơ tái phát rất cao và dễ dàng bị nhiễm nhiều lần trong cuộc đời.
Nguyên nhân nấm Candida gây bệnh ở âm đạo
Cũng như các loại bệnh phụ khoa khác, có rất nhiều nguyên nhân xảy ra. Âm đạo hay âm hộ là nơi chứa nhiều vi sinh vật. Thông thường, nấm Candida trong âm đạo phát triển khi mất cân bằng giữa vi khuẩn và lượng nấm men trong âm đạo. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất mà chị em cần chú ý:
1. Nấm Candida âm đạo do môi trường âm đạo bị thay đổi
Lạm dụng chất tẩy rửa: Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều dung dịch hay các sản phẩm chăm sóc “cô bé”. Tuy nhiên nếu không biết cách lựa chọn, mà bạn chọn phải những sản phẩm không uy tín, có nồng độ axit quá cao sẽ khiến cho mất cân bằng độ PH của âm đạo. Làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, dễ dàng bị tấn công của các vi khuẩn, nấm có hại như Candida.
Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai: Sử dụng các chất gây ức chế hay kháng sinh với số lượng nhiều trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong âm đạo.
Sử dụng đồ lót không phù hợp: Mặc quá chất hoặc không thông thoáng. Khiếm âm đạo bị bí hơi, bí nhiệt trong thời gian dài. Tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida hay các vi khuẩn kí sinh.
Suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể: Thực tế cho thấy, những người bị các bệnh xã hội đang điều trị thường xuyên dễ bị stress. Ngoài ra sức đề kháng ngày càng yếu, việc dễ dàng bị nhiễm các vấn đề phụ khoa là điều không có gì xa lạ.
2. Mất cân bằng nội tiết tố
Phụ nữ mang thai cuối kỳ, vừa sinh con hay đang điều trị các thuốc kháng sinh. Lúc ấy, hoocmon trong cơ thể bị mất cân bằng, tình trạng mất cân bằng nội tiết trong thời gian dài. Gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường tự nhiên trong âm đạo. Là điều kiện thuận lợi cho nấm Candida dễ dàng phát triển.
3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ sẽ nâng cao sức khỏe của bạn. Ngoài ra một số sản phẩm có lợi cho nấm Candida phát triển mà bạn cần nên tránh là các thực phẩm lên men. Ngoài ra, cần kiêng các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
4. Vệ sinh âm đạo không đúng cách
Tuy là một thói quen hằng ngày của các chị em, nhưng biết vệ sinh đúng cách thì không phải ai cũng tìm hiểu. Một số người khi vệ sinh thường thụt rửa sâu vào âm đạo, ngoài ra còn lau ngược chiều vệ sinh. Tuy rất có ý thức nhưng lại vô tình đem vi khuẩn và nấm Candida vào sâu âm đạo.
Tất cả các yếu tố trên là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida ở môi trường âm đạo. Vì vậy các chị em cần phải nắm và trang bị cho chính bản thân mình. Biết cách phòng tránh và điều trị sẽ giúp chị em tránh khỏi những căn bệnh không đáng có.
5. Ảnh hưởng từ các bệnh phụ khoa khác
Hầu hết các bệnh phụ khoa thường có những triệu chứng giống nhau. Đôi khi một số bệnh rất khó để ý. Nhiều trường hợp nhiễm nấm Candida thường đi đôi với nhiều loại bệnh. Đây là một nguyên nhân dễ dàng bị nhiễm nấm hiện nay. Khi bị tấn công bởi các vi khuẩn khác. Môi trường trong âm đạo sẽ bị mất đi cân bằng, là cách dễ dàng cho nấm phát triển.
6. Nấm Candida âm đạo do một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân thường gặp kể trên thì còn có một nguyên nhân khác làm ảnh hưởng tới nhiễm nấm Candida. Tuy là trường hợp ít gặp hơn nhưng bạn không nên chủ quan:
- Ảnh hưởng từ hóa trị, xạ trị ung thư
- Nồng độ estrogen tăng
- Bệnh tiểu đường lâu năm
- Mất kiểm soát nồng độ estrogen
Với những phụ nữ có cơ địa, hệ miễn dịch yếu thì thường bị nấm Candida tấn công và phát triển thành bệnh lý nội khoa. Nắm được các biểu hiện và nguyên nhân, bạn sẽ chủ động theo dõi được sức khỏe của mình. Khi nhận ra các dấu hiệu bất thường, chị em phụ nữ cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Mọi thông tin cần tư vấn hay tìm hiểu về nấm Candida và các bệnh lý phụ khoa khác, hãy liên hệ với Samla để được giải đáp tốt nhất.