Viêm âm đạo là bệnh lý không hiếm gặp ở nữ giới, có thể dẫn đến những triệu chứng khó chịu trong bất thường khí hư, ngứa, sưng đau. Theo các chuyên gia, viêm âm đạo do nhiều tác nhân gây hại tấn công, tùy thuộc vào các tác nhân mà triệu chứng và đặc điểm viêm khác nhau. Vậy có thể phân loại viêm âm đạo thế nào nào? Có những loại nào? Cách điều trị ra sao? Cùng Samla tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Viêm âm đạo hay còn được gọi là nhiễm trùng âm đạo. Đây là tình trạng âm đạo bị sưng viêm dẫn đến tiết nhiều dịch nhầy, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm âm đạo là do các vi khuẩn, tạp khuẩn, trùng roi, nấm tấn công hoặc do suy giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh, rối loạn ở da…
Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà cơ chế, triệu chứng cũng như cách điều trị khác nhau. Có thể phân loại viêm âm đạo theo các tiêu chí khác nhau. Có thể kể đến một số loại viêm âm đạo mà chị em phụ nữ thường gặp như:
Viêm âm đạo do nấm men
1. Cơ chế bệnh:
Viêm âm đạo do nấm men thường có nguyên nhân chủ yếu từ nấm Candida. Candida là loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ khoảng 2-5 micromet. Loại nấm này thường sống ký sinh ở đường tiêu hóa, đường sinh dục của con người, đặc biệt là niêm mạc âm hộ, âm đạo của nữ giới.
Khi môi trường âm đạo thay đổi và mất cân bằng, vi khuẩn và nấm men trong âm đạo bị thay đổi, loại nấm Candida này có cơ hội phát triển mạnh và gây nên viêm nhiễm vùng kín.
Các dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo do nấm ở nữ giới như:
- Âm đạo, âm hộ ngứa ngáy khó chịu, sưng đỏ, nóng rát.
- Khí hư tiết ra nhiều, có dạng màu trắng giống như bã đậu, vón cục, hơi dính. Khí hư tăng lên nhiều trước ngày hành kinh
- Đau khi quan hệ tình dục
- Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu khó.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm âm đạo do nấm
Với những người nữ giới thường chuyên sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể có nguy cơ cao viêm âm đạo. Lý do là bởi thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi ở âm đạo, khiến nấm men và vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn.
Với những phụ nữ mang thai hay đang mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng Glycogen trong các tế bào biểu mô âm đạo tăng lên. Từ đó làm pH âm đạo axit, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, phát triển.
Ngoài ra, yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida còn có:
- Thường xuyên sử dụng thuốc Corticosteroid kéo dài.
- Sức đề kháng của cơ thể suy giảm
- Việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách.
3. Điều trị viêm âm đạo do nấm men
Viêm âm đạo do nấm có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa bao gồm thuốc uống kháng viêm, diệt khuẩn và thuốc đặt âm đạo để diệt nấm. Chị em phụ nữ viêm âm đạo nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và kê đơn thuốc tốt nhất. Không nên tự ý mua thuốc ngoài điều trị khiến bệnh không khỏi, thậm chí tiến triển nặng hơn.
Viêm âm đạo do vi khuẩn
1. Cơ chế bệnh:
Viêm âm đạo do vi khuẩn khi âm đạo bị viêm do sự mất cân bằng số lượng vi khuẩn. Các loại vi khuẩn gây viêm như Gardnerella vaginalis, Prevotella, Porphyromonas…
Các dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo do vi khuẩn như:
- Khí hư nhiều, màu trắng hay màu đục, có mùi hôi khó chịu, mùi nặng hơn sau quan hệ tình dục.
- Khí hư phủ khắp thành âm đạo
- Ngứa ngáy âm đạo, âm hộ, sưng tấy, đỏ.
- Tiểu khó, tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Chảy máu âm đạo bất thường sau quan hệ
2. Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
Với viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn thì tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và cách điều trị cũng thay đổi theo. Trong trường hợp viêm nhiễm nặng do vi khuẩn và nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm để điều trị. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, khô ráo,,..
Viêm âm đạo do Trichomonas
1. Cơ chế bệnh:
Viêm âm đạo do Trichomonas đặc trưng bởi tình trạng viêm do ký sinh trùng Trichomonas – lây nhiễm qua đường tình đục. Loại trùng roi này ký sinh tại âm đạo, dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn da ở vùng sinh dục hay các vùng khác như tử cung, buồng trứng, vòi trứng… Từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm âm đạo do Trichomonas mà chị em dễ dàng nhận thấy như:
- Khí hư ra nhiều, có màu xanh hoặc màu vàng, kèm bọt khí, mùi hôi khó chịu.
- Âm đạo, âm hộ đau, ngứa, sưng đỏ
- Thăm khám cổ tử cung thấy cổ tử cung sưng, có vết loét trợt ở bộ phận sinh dục ngoài.
- Đau rát, đau buốt khi đi tiểu, quan hệ tình dục.
- Đau vùng bụng dưới, đau âm đạo,…
2. Điều trị viêm âm đạo do Trichomonas
Để điều trị viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc diệt trùng roi, kết hợp thuốc diệt nấm và vi khuẩn. Bởi trong quá trình điều trị, môi trường âm đạo có thể thay đổi khiến nấm và vi khuẩn có điều kiện phát triển.
Bệnh viêm âm đạo do Trichomonas có thể lây nhiễm chéo khi quan hệ tình dục. Vì vậy, cần điều trị cho cả bạn đời để có thể điều trị triệt để, hạn chế nguy cơ nhiễm tái phát. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ, vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
Viêm âm đạo gồm nhiều loại khác nhau, gây ra những triệu chứng khó chịu có nữ giới. Viêm âm đạo phổ biến ở nữ giới có độ tuổi sinh sản. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Đồng thời việc phân loại viêm âm đạo giúp có phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về các loại viêm nhiễm âm đạo và nhận biết viêm âm đạo sớm nhất.