Bị nhiễm nấm Candida trong quá trình mang thai là vấn đề rất hay gặp ở chị em phụ nữ. Bởi lúc này sức đề kháng của cơ thể người mẹ giảm, thay đổi nội tiết tố. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể người mẹ và thai nhi, gây khó khăn cho quá trình sinh sản sau này. Điều trị nhiễm nấm Candida cho người mang thai cũng gây khó khăn hơn so với người bình thường.
Vậy điều trị nhiễm nấm Candida tại nhà khi mang thai như thế nào hiệu quả? Hãy cùng Samla tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida khi mang thai
Nhiễm nấm Candida gây nhiễm trùng, làm tổn thương cơ quan sinh dục. Môi trường ẩm ướt, mất cân bằng nội tiết tố tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh. Trong quá trình mang thai dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida rất dễ nhầm sang các loại bệnh phụ khoa khác. Vì vậy cần nắm rõ các triệu chứng để có cách điều trị đúng và mang lại hiệu quả.
Các triệu chứng như ngứa rát, tấy đỏ và đau nhức vùng kín, nặng sẽ dẫn đến sưng môi lớn. Khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt khi mang thai sẽ tiểu buốt, tiểu rắt, ảnh hưởng tới đường tiết niệu.
Phụ nữ mang thai nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không?
Nhiễm nấm Candida trong khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như sức khỏe cho cả mẹ và bé. Cụ thể như:
1. Đối với cơ thể mẹ
Nhiễm nấm Candida khi mang thai sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể mẹ. Mất cân bằng nội tiết tố không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và sức đề kháng cho con. Mẹ bầu luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, đau rát vùng kín gây mất tự tin, suy giảm miễn dịch. Nếu để lâu sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác.
2. Đối với thai nhi
Nếu không được điều trị dứt điểm nhanh chóng nhiễm nấm Candida ở mẹ có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng tới thai nhi. Có nhiều trường hợp nấm Candida gây viêm màng ối sẽ chuyển dạ sớm và sinh non. Ngoài ra, khi mẹ chuyển dạ vào thời điểm đang nhiễm trùng vùng kín mà sinh thường bé chào đời có nguy cơ tiếp xúc với nấm Candida cao. Điều đó khiến trẻ khi sinh ra bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp, mắt, miệng và da.
Điều trị nhiễm nấm Candida bằng thảo mộc cho phụ nữ mang thai
Điều trị nhiễm nấm Candida khi mang thai bằng các loại thảo mộc được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Đây là phương pháp vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao. Một số loại thảo mộc bạn có thể tham khảo như:
1. Lá Nhội điều trị nhiễm nấm Candida tại nhà
Cây nhội từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh. Theo đông y, cây nhội là bài thuốc có vị hơi cay, chát, tính mát, có tác dụng hành khí hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Bên cạnh đó, lá cây nhội còn được biết đến với công dụng làm thuốc trị viêm loét hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chữa các bệnh do trùng roi gây ra như khí hư do trùng roi âm đạo ở phụ nữ.
Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lấy 50-80g lá cây nhội khô sắc với nước. Sau đó lấy nước uống. Hoặc có thể sắc đến khi nước cô đặc lại, lọc lấy nước, thêm ít phèn chua hay hòa thêm 1-2 viên klion để ngâm rửa. Ngoài ra, có thể nấu thành cao đặc để bôi lên vùng tổn thương.
1. Điều trị nhiễm nấm Candida bằng lá trầu không
Lá trầu không được biết đến là một loại thảo dược có tính sát khuẩn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí. Trầu không điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến vi khuẩn, đặc biệt là nấm Candida. Chúng có tác dụng ức chế, ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển vi khuẩn và nấm.
Hái 7-8 lá trầu không rửa sạch cùng với nước muối sinh lý. Giã, vò nhuyễn hòa với nước ấm lọc lấy nước để rửa, vệ sinh vùng kín 3-4 lần/ tuần. Hoặc đun lá trầu không với vài hạt muối lọc lấy nước rửa. Mẹ bầu sẽ giảm bớt những triệu chứng khó chịu của nấm.
2. Điều trị nhiễm nấm Candida bằng lá chè xanh
Lá chè xanh rất đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt. Nó không những được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Lá chè xanh có tính sát khuẩn cao, chứa nhiều dưỡng chất và vitamin. Vì vậy, chúng được sử dụng vệ sinh vùng kín vừa an toàn và hiệu quả, đặc biệt hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida cho phụ nữ mang thai.
Hái lấy nắm chè xanh rửa với nước muối sinh lý pha loãng, đem đun sôi với vài hạt muối lấy nước vệ sinh vùng kín. Hoặc giã nhuyễn lá chè xanh hòa với nước ấm lọc lấy nước rửa. Duy trì đều đặn 2-3 lần/ tuần để bệnh thuyên giảm.
3.Điều trị nhiễm nấm Candida bằng Cây lô hội
Lô hội có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn nấm Candida gây viêm vùng kín cho phụ nữ mang thai.
Sử dụng lô hội đun với nước sôi, chắt lấy nước vệ sinh vùng kín. Hoặc cho lô hội cùng với 200ml nước, 200ml mật ong xay nhuyễn, ngày uống 2-3 lần để mang lại hiệu quả cao.
Cách phòng chống nhiễm nấm Candida cho phụ nữ có thai
Khi mang thai chị em phụ nữ cần lưu ý một số điều sau đây để không nhiễm nấm Candida:
– Trong quá trình mang thai nội tiết tố thay đổi rõ rệt cần thường xuyên vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng.
– Không mặc quần quá chật, hay ẩm ướt vì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
– Sử dụng các loại dung dịch, gel vệ sinh có chứa thành phần nano, không gây kích ứng da và không thụt rửa sâu âm đạo.
– Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ ngọt.
– Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh cũng như để nấm không lây lan sang vị trí khác.
– Thăm khám thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ phát hiện và có cách điều trị hiệu quả.
Hiểu rõ về cách điều trị nhiễm nấm Candida khi mang thai sẽ giúp chị em phụ nữ đẩy lùi bệnh viêm nhiễm phụ khoa để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé. Mọi ý kiến thắc mắc chưa được giải đáp xin vui lòng liên hệ với Samla để được giải đáp tốt nhất.