Viêm mủ vòi trứng là hiện tượng ống dẫn trứng bị hẹp do viêm nhiễm gây ra, xuất hiện mủ làm cản trở đường đi của trứng tới tử cung. Viêm vòi trứng khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng bất tiện đến sinh hoạt và sức khỏe nữ giới.
Đặc điểm về viêm mủ vòi trứng

Các ống dẫn trứng được mở rộng từ tử cung, mỗi bên một và cả hai mở ra gần một buồng trứng. Trong quá trình rụng trứng, trứng được phóng thích (noãn) đi theo vào ống dẫn trứng và bị cuốn theo những sợi lông nhỏ về tử cung.
Viêm mủ vòi trứng (còn gọi là viêm ống dẫn trứng) là viêm nhiễm xảy ra ở đường ống dẫn trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng và tinh trùng, làm thay đổi môi trường niêm mạc ống dẫn trứng và ngăn cản quá trình thụ thai làm cho chị em khó có thai.
Viêm ống dẫn trứng là do nhiễm khuẩn, bao gồm một số bệnh lây truyền thông qua đường tình dục như chlamydia và lậu. Viêm một bên ống thường dẫn đến bị nhiễm ống trùng kia do vi khuẩn di chuyển qua những mạch bạch huyết ở gần đó.
Viêm ống dẫn trứng nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể làm hư hỏng ống dẫn trứng vĩnh viễn, trứng được giải phóng mỗi chu kỳ kinh nguyệt không thể gặp tinh trùng do đó dẫn đến tình trạng nguy vô sinh ở nữ.
Phân loại viêm mủ vòi trứng

Có hai loại viêm ống dẫn trứng là cấp tính và mãn tính
- Viêm ống dẫn trứng cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, các ống dẫn trứng gặp tình trạng bị đỏ và sưng, tiết ra thêm chất lỏng để các thành viên bên trong của ống thường dính lại với nhau. Các ống cũng có thể dính vào cấu trúc gần như ruột. Đôi khi, một ống dẫn trứng có thể lấp đầy và bị phồng lên với mủ. Trong một vài trường hợp, ống vỡ và gây nguy hiểm cho khoang bụng (viêm phúc mạc).
- Viêm ống dẫn trứng mãn tính: Là hiện tượng viêm nhiễm kéo dài đã hình thành mủ, phá hoại mô ở trong ống dẫn trứng. Ở dạng thứ hai này, bệnh dễ gây tắc nghẽn một hoặc hai bên vòi trứng dẫn đến vô sinh, khó sinh.
Nguyên nhân viêm mủ vòi trứng

Quan hệ tình dục không lành mạnh
Quan hệ với nhiều người khác nhau, quan hệ không sử dụng các biện pháp an toàn nên dễ bị các bệnh lây lan truyền nhiễm như lậu, Chlamydia… Các hại khuẩn viêm nhiễm các cơ quan vùng kín và vòi trứng sẽ bị ảnh hưởng.
Do các cơ quan lân cận viêm nhiễm
Thông thường, các cơ quan sinh dục như tử cung, cổ tử cung, âm đạo,… bị viêm nhiễm, nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến tình trạng lây nhiễm ngược, ảnh hưởng đến buồng trứng, vòi trứng, có nguy cơ viêm vòi trứng.
Vệ sinh bộ phận sinh dục không khoa học
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ dẫn đến trình trạng viêm nhiễm nặng, làm cho nội mạc tử cung bị bong ra, xoang trong bộ phận tử cung mở ra trong chu kỳ kinh nguyệt kết hợp với các cục máu đông từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi.
Nạo, phá thai không đảm bảo an toàn
Khi nạo phá thai ở những cơ sở y tế kém chất lượng, tay nghề bác sĩ kém cộng các dụng là thủ thuật không được sát trùng sạch là nguyên nhân làm cho vi khuẩn có hại có cơ hội xâm nhập sâu vào cơ quan sinh dục, gây viêm nhiễm thậm chí là bị vô sinh.
Dấu hiệu bị viêm mủ vòi trứng

Bệnh viêm ống dẫn trứng thường có dấu hiệu biểu hiện cụ thể rõ ràng nên thường khó phát hiện sớm, vậy nên phát hiện ra bệnh thì thường bệnh đã ở giai đoạn rất nặng. Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp:
- Dịch tiết âm đạo có màu bất thường như màu xanh hoặc màu vàng.
- Kinh nguyệt không đều.
- Đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ tình dục.
- Những người bị đau bụng dưới, cơn đau lan sang hông, đau lưng, có thể đau dữ dội, đau nhói.
- Khó thụ thai
- Bị sốt, buồn nôn, nôn nhiều
- Cảm thấy mệt mỏi, mất sức khi lao động nặng
- Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục hay chảy máu
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo đau lưng
Phương pháp điều trị viêm mủ vòi trứng

Để điều trị viêm ống dẫn trứng, bác sĩ phải tiến hành làm các xét nghiệm như siêu âm,… để phát hiện được nguyên nhân gây ra bệnh và tình trạng viêm ở giai đoạn nào thì mới có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Áp dụng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, dùng thuốc kháng sinh, đường tiêm truyền kết hợp với thuốc chống viêm. Sau đó sẽ điều chỉnh theo kết quả kháng sinh đồ. Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau và thử phản ứng khác nhau để lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp với người bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua về tự điều trị, tránh để viêm nhiễm nặng hơn.
Điều trị bằng phương pháp vật lý
Viêm mủ vòi trứng được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như sử dụng bước sóng ngắn, siêu sóng ngắn, liệu pháp chiếu tia hồng ngoại, chiếu nhiệt,… để diệt viêm một cách triệt để.