Bệnh viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh thường gặp ở mọi chị em phụ nữ và ở mọi lứa tuổi gây nhiều hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chị em chủ quan, chưa hiểu về bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng như độ nguy hiểm của nó. Vậy viêm nhiễm phụ khoa là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào hãy cùng Lavenda tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là tên gọi chung để chỉ các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục của phụ nữ như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung,… Bệnh viêm nhiễm ở phụ khoa rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai cũng như khả năng làm mẹ của người phụ nữ.
Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 90% phụ nữ mắc bệnh viêm phụ khoa đã từng quan hệ tình dục. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này như:
– Vệ sinh cô bé không đúng cách: vệ sinh vùng kín quá nhiều hoặc quá ít hay dùng các chất tẩy rửa; xà phòng, sữa tắm,… không phải dung dịch vệ sinh vùng kín đều có thể gây viêm nhiễm phụ khoa. Bởi việc làm này sẽ làm mất cân bằng độ pH của âm đạo, đồng thời làm mất các vi khuẩn có lợi tạo cơ hội cho các loại nấm, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng phát triển.
– Tâm lý căng thẳng, stress, lo âu trong thời gian dài: Cơ thể ở trong tình trạng căng thẳng kéo dài làm nội tiết tố thay đổi và làm giảm sức đề kháng khiến các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng vùng kín.
– Mặc quần quá chật: Mặc quần bó sát hoặc đồ lót không thông thoáng sẽ khiến vùng kín của chị em bị bí bách. Quần không thấm hút mồ hôi sẽ gây ẩm ướt vùng kín, khiến cô bé luôn trong tình trạng nóng ẩm làm vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ.
– Nội tiết tố không cân bằng, rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, hay sau khi sinh con và tiền mãn kinh, bị stress lâu ngày, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…thường bị mất cân bằng nội tiết tố và có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
– Lây nhiễm qua đường tình dục: Quan hệ tình dục bừa bãi, không có biện pháp an toàn, quan hệ nhiều và thô bạo sẽ rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc lây nhiễm các bệnh phụ khoa từ bạn tình.
– Do dụng cụ, thiết bị y tế không đảm bảo: Khi chị em làm các thủ thuật phụ khoa không an toàn liên quan đến cổ tử cung và vùng kín như: đặt vòng tránh thai, nạo phá thai, thẩm mỹ vùng kín,… tại các cơ sở y tế không được vệ sinh vô trùng, các thiết bị y tế không được sát trùng cẩn thận trước khi làm phẫu thuật sẽ khiến chị em bị viêm nhiễm vùng kín.
– Do dùng thuốc kháng sinh không đúng cách: Sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ cũng là một nguyên nhân mà nhiều chị em mắc phải khiến bệnh viêm nhiễm phụ khoa kéo dài.
Những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thường gặp

Những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác hay biểu hiện của chị em trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy chị em cần chú ý theo dõi sức khỏe phụ khoa để phát hiện dấu hiệu bất thường và khám chữa kịp thời. Tốt nhất khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây thì chị em nên đi khám phụ khoa:
– Khí hư tiết nhiều bất thường, dính đặc, có màu trắng, xanh đục và mùi hôi khó chịu.
– Vùng âm đạo bị nổi mụn, ngứa, đau rát khó chịu. Những biểu hiện này sẽ rõ rệt hơn khi quan hệ tình dục. Thậm chí viêm nhiễm nặng có thể gây xuất huyết vùng kín, đau vùng chậu hông, vùng kín dù không trong kỳ kinh nguyệt.
– Khó tiểu, hay tiểu rắt, tiểu buốt.
– Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, đau bụng dưới dữ dội và kéo dài kèm theo những cơn đau thắt vùng chậu hông là biểu hiện sớm của bệnh u xơ tử cung.
– Chán ăn, bụng luôn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu kéo dài trên 2 tuần có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng.
Cách điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Khi “cô bé” có những dấu hiệu như trên, chị em nên đi khám phụ khoa ngay để xác định chính xác bệnh mà mình đang gặp phải cũng như nguyên nhân gây bệnh và giải pháp điều trị.
Điều trị tại nhà khi bị viêm nhiễm phụ khoa nhẹ
Nếu chị em chỉ mới bị viêm nhiễm phụ khoa ở mức độ nhẹ có thể kết hợp điều trị tại nhà bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và những thảo dược thiên nhiên như: lá trầu không, lá lốt,… để rửa hoặc xông hơi vùng kín.
Với những chị em bị mắc viêm nhiễm phụ khoa khi đang mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào.
Điều trị tại cơ sở y tế khi viêm nhiễm phụ khoa nặng
Ở giai đoạn này, ngoài sử dụng thuốc có thể chị em sẽ phải điều trị bằng các liệu pháp phẫu thuật như: phẫu thuật lạnh, Laser, đốt điện.
Nên làm gì khi bị viêm nhiễm phụ khoa?

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dù lành tính cũng không thể tự khỏi. Vì vậy để ngăn chặn dứt điểm tình trạng viêm nhiễm này, chị em cần phải làm theo những lời khuyên sau:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước muối ấm, nước sạch hoặc nước thảo dược như: lá trầu không, trinh nữ hoàng cung, lá lốt,… Không được sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm và trong quá trình vệ sinh vùng kín không nên thụt rửa vào sâu trong âm đạo.
– Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần và khám chữa ngay khi cô bé có những dấu hiệu bất thường.
– Trong quá trình điều trị viêm nhiễm vùng kín cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không dùng quá liều lượng, tự ý mua thuốc ngoài hay bỏ giở giữa chừng khi đang trong quá trình điều trị.
– Mặc quần thông thoáng, tránh để “cô bé” trong tình trạng ẩm ướt, bí bách.
– Quan hệ tình dục an toàn và đúng cách. Không nên quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ nhiều lần hay có nhiều bạn tình.
– Nên có chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Để phòng tránh các bệnh phụ khoa không hề khó, các chị em chỉ cần chú ý một số điều sau:
– Vệ sinh vùng kín 1-2 lần/ngày (3-4 lần/ngày khi ở trong thời kỳ kinh nguyệt), không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
– Hạn chế ngâm mình lâu trong bồn tắm hay đi tắm, đi bơi ở những nơi có nguồn nước không sạch sẽ. Nhất là khi đang trong kỳ kinh nguyệt tuyệt đối không được đi bơi hay tắm biển.
– Không sử dụng các dung dịch vệ sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay dùng các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội, chất tẩy rửa mạnh,… để vệ sinh vùng kín. Không xịt nước hoa vào khu vực vùng kín.
– Lau vùng kín từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng ngược. Đồng thời tránh sử dụng các loại giấy lau, khăn lau được giặt xả hay có mùi quá nồng.
– Không mặc đồ lót quá chật, đồ lót không có tính thấm hút. Không sử dụng đồ lót chung với người khác hay đồ lót ẩm ướt. Nên giặt đồ lót sạch và đem phơi dưới nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh có trên đồ lót.
– Hạn chế dùng các loại thuốc tránh thai, thuốc đặt. Hãy dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh vùng kín cả trước và sau khi quan hệ.
– Nên có thói quen sống lành mạnh hơn, có thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh để cơ thể mệt mỏi, stress hay căng thẳng kéo dài.
– Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng
– Lên thực đơn ăn những món ăn lành mạnh: rau củ, quả có chứa nhiều vitamin C, A, E, sữa chua, thực phẩm giàu omega-3,…
Chị em phụ nữ nên quan tâm và chăm sóc sức khỏe vùng kín cũng như nâng cao hiểu biết và phòng chống bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì nếu để bệnh kéo dài quá lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Nên khi thấy “cô bé” có những dấu hiệu bất thường, chị em hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.