Viêm ống dẫn trứng là một căn bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ nhất là đang trong độ tuổi sinh nở. Đây là một căn bệnh có nguy cơ gây vô sinh cao ở phụ nữ khi gặp biến trứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em để có thể hiểu rõ hơn về bệnh này cũng như nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay.
Viêm ống dẫn trứng là gì?
Ống dẫn trứng hay còn được gọi là vòi trứng, đây là một bộ phận nối giữa buồng trứng (2 buồng trứng ứng với 2 ống dẫn trứng phải và trái) với tử cung. Ống dẫn trứng có chiều dài khoảng 10cm và có chức năng vận chuyển trứng và tinh trùng. Đồng thời đây là nơi gặp gỡ của tinh trùng đi từ ngoài vào và trứng từ buồng trứng đi ra.

Viêm ống dẫn trứng là một hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại vòi trứng do có vi khuẩn hay một số tác nhân xấu khác gây nên. Viêm ống dẫn trứng thường là do tình trạng viêm nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan sâu vào ống dẫn trứng.
- Cấp tính: Hiện tượng bệnh bùng phát đột ngột, ở mức độ nhẹ, khoảng 1 đến 2 tuần là có thể chữa khỏi.
- Mãn tính: Là hiện tượng viêm ống dẫn trứng kéo dài gây nên có mủ trắng, phá hoại một số mô ở trong vòi trứng. Ở cấp độ này bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn 1 hoặc 2 bên ống dẫn trứng. Nếu không có phác đồ để chữa trị viêm vòi trứng hợp lý có thể gây ra các biến trứng làm khó có con, vô sinh hay khó giữ con khi mang thai.
Nguyên nhân gây ra viêm nhiễm ống dẫn trứng
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm ống dẫn trứng ở phụ nữ. Phụ nữ đã quan hệ tình dục và từng trải qua quá trình sinh nở dễ mắc bệnh hơn so với trinh nữ.

- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục là thời điểm mà các loại nấm, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào sâu âm đạo. Đặc biệt khi quan hệ với những người bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Hoặc quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người mà không sử dụng các biện pháp an toàn, quan hệ trong thời gian có kinh nguyệt… là các nguyên nhân làm tổn thương và nhiễm trùng vòi trứng từ đó dẫn đến viêm vòi trứng.
- Do nạo, phá thai: Phụ nữ phá thai ở những nơi không đảm bảo an toàn hay phá thai quá nhiều lần có nguy cơ làm cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch: Trong thời kỳ kinh nguyệt hay quan hệ xong không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển lân lan vào sâu trong vòi trứng.
- Viêm ống dẫn trứng: Do một số thủ thuật thực hiện ở bộ phận sinh dục như đặt vòng, sinh đẻ, phẫu thuật tiểu khung… Trong quá trình thực hiện phẫu thuật là thời điểm vi khuẩn dễ lây lan từ dụng cụ hay do quá trình vệ sinh sau tiểu phẫu không an toàn.
- Do từ có tiền sử mắc bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục: Bạn từng bị mắc một số bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung,… Nếu chưa được điều trị triệt để sẽ là mầm bệnh tái phát và lây lan ra các vùng khác.
Dấu hiệu viêm ống dẫn trứng

- Hiện tượng viêm vòi trứng cấp tính
- Thời gian kinh nguyệt không đều: do vòi trứng bị viêm nhiễm làm cho hoạt động giữa buồng trứng và vòi trứng kém hiệu quả. Gây ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
- Thống kinh: Hay còn gọi là tình trạng đau bụng kinh. Viêm ống dẫn trứng có thể làm ảnh hưởng tới xương chậu. Do đó, trước khi thời gian kinh nguyệt 1 tuần, chị em phụ nữ sẽ thấy xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội.
- Ngứa vùng âm đạo, khí hư ra nhiều và có màu vàng.
- Xuất hiện một số biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, sốt, mót tiểu, tiểu rắt,…
Hiện tượng viêm ống dẫn trứng mãn tính
- Biểu hiện ở giai đoạn này thường diễn ra âm thầm, âm ỉ trong cơ thể của người bệnh, không có rõ ràng về biểu hiện. Có thể kể đến như:
- Vòi trứng có hiện tượng sưng đỏ, người bệnh có cảm giác bị đau ở vùng chậu và mỏi lưng trong nhiều ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt thất thường: Thường xuyên bị mất kinh, chậm kinh, thống kinh…
- Khó có con: Viêm ống dẫn trứng làm hạn chế chức năng vận chuyển tinh trùng và trứng. Nếu bị tắc vòi trứng gây ra tình trạng không thụ thai được, vô sinh ở nữ.
Biến trứng của viêm ống dẫn trứng
- Mang thai ngoài tử cung: Khi ống dẫn trứng bị hẹp sẽ làm cho trứng sau khi thụ tinh không trở về tử cung làm tổ được mà làm tổ ở ngoài thành ống dẫn trứng dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung, điều này gây đau đớn khi thai lớn, làm vỡ ống dẫn trứng. Nếu không phát hiện sớm có thể gây tử vong cho mẹ.
- Gây vô sinh: Đây sẽ là hậu quả nặng nề nhất nếu không được chữa trị kịp thời. Làm tắc nghẽn cả ống dẫn trứng, trứng và tinh trùng sẽ không gặp nhau được dẫn đến tình trạng không thụ thai được.
- Đau bụng ở vùng dưới: Viêm vòi trứng sẽ gây ra nhiễm trùng vùng chậu và khu màng bụng. Tạo ra những cơn đau bụng dưới một cách dữ dội.
Biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh viêm ống dẫn trứng

Viêm vòi trứng có thể chữa được khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý. Để phát hiện sớm được tình trạng bệnh và cách chữa thì người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín để có kết luận chính xác.
- Điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa: Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh, đường tiêm truyền kết hợp với thuốc chống viêm. Tiếp đến sẽ điều chỉnh kháng sinh theo kết quả của kháng sinh đồ. Tùy từng trường hợp sẽ có những phác đồ điều trị riêng. Một số trường hợp nặng phải tiến hành phẫu thuật.
- Điều trị bằng phương pháp vật lý: Dùng các bước sóng ngắn, siêu sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại hay nhiệt hỗ trợ thúc đẩy máu lưu thông tuần hoàn, giúp điều trị chữa viêm.
- Trong quá trình điều trị cần kết hợp với những thực đơn ăn uống hợp lý và duy trì thói quen sống lành mạnh. Không quan hệ khi không sử dụng các biện pháp an toàn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Phụ nữ nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ. Khi có dấu hiệu của bệnh như rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, đau bụng dưới, ra nhiều khí hư âm đạo, giao hợp đau,… nên đến gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng bệnh viêm ống dẫn trứng. Hy vọng bài viết này giúp chị em có thêm kiến thức về căn bệnh này để bảo vệ bản thân.